18/03/2021 18:05  
Chương trình đồng thời sẽ trực tuyến ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực qua đào tạo khối ngành khoa học xã hội và nhân văn đến năm 2025 cần 16.200 người/năm. Trong khi đó, nhiều thay đổi trong chính sách đào tạo giáo viên thời gian tới cũng tác động không nhỏ đến việc đào tạo khối ngành sư phạm.
Bên cạnh các thông tin tuyển sinh mới nhất, chương trình tư vấn còn giải đáp những băn khoăn về lựa chọn ngành nghề trong các lĩnh vực này.
Chương trình chia thành 2 phần, với 2 khung giờ trực tuyến.
Phần 1 (17 giờ 30 - 18 giờ 30) gồm: Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân; thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà, giảng viên Khoa Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á Trường ĐH Mở TP.HCM; thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM; thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân - quyền trưởng Bộ môn Tâm Lý học - Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ, Trường ĐH Hoa Sen.
Phần 2 (18 giờ 40 - 19 giờ 40) gồm: Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định; thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM; thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; thạc sĩ Nguyễn A Say, Phó trưởng khoa Xã hội và Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân: Có nhiều lựa chọn trong khối ngành khoa học xã hội và Trường ĐH Hoa Sen có nhiều phương thức xét tuyển, truyền thống qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ hay kỳ thi năng khiếu...

Đối với nhóm ngành khoa học xã hội, các em học không chỉ vì mục tiêu việc làm, nhóm ngành này còn mang lại cho các em cơ hội hiểu chính bản thân, xã hội, và rất nhiều tiềm năng khác… mà thị trường lao động hiện đang cần. 

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch: Nhóm ngành khoa học xã hội hiện được xét tuyển bằng nhiều phương thức. Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM xét 29 ngành nghề với 4 phương thức: xét điểm tổ hợp 3 môn lớp 12, điểm trung bình 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12), kỳ thi đánh giá năng lực, thi tốt nghiệp THPT. Trường có 25 nhóm ngành nghề sử dụng tổ hợp môn khối xã hội để xét tuyển.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Khi chúng ta nói về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn thì nó rất rộng dẫn tới 2 xu hướng tuyển sinh ở khối ngành này. Tỷ lệ chọi cao rơi vào ngành luật, du lịch, còn nhóm nghiên cứu chuyên sâu như lịch sử, địa lý, Việt Nam học… ít thí sinh tham gia xét tuyển. Điều đó dẫn đến trong tương lai nhân lực ở một số ngành xã hội nhân văn sẽ bị khan hiếm.
Hơn nữa, thời đại ngày nay công nghệ là cầu nối làm thay đổi các hình thức giao tiếp, khiến cho vai trò của một số ngành xã hội nhân văn bị mờ nhạt. Trong khi để tồn tại bền vững thì công nghệ phải gắn với khối ngành xã hội nhân văn.
Khối xét tuyển nhóm ngành này khá đa dạng, có cả môn khoa học tự nhiên lẫn xã hội.
Về khối ngành sư phạm, 3 năm gần đây quy mô đào tạo sư phạm đã hẹp lại, trong khi dân số có xu hướng tăng lên, lượng người đi học cũng cao hơn. Hiện nay và trong những năm sắp tới, tỷ lệ học sinh trên giảng viên ngày càng nhỏ lại, đòi hỏi số lượng giáo viên, giảng viên phải tăng.
 
Chào mừng các bạn đến với chương trình tư vấn trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC CHO TƯƠNG LAI với khối ngành KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN - SƯ PHẠM 
Mở đầu chương trình, nhà báo Thùy Ngân thông tin: Thiếu giáo viên là một vấn đề rất thời sự của ngành giáo dục hiện nay. Tình trạng này càng căng thẳng hơn khi các trường học thực hiện theo lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó chỉ riêng theo thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực qua đào tạo khối ngành KHXH-NV đến năm 2025 cần 16.200 người/năm. Đây là một trong những ngành học mà khi ra trường sinh viên có việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Buổi tư vấn hôm nay với chủ đề khối ngành KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN - SƯ PHẠM sẽ giúp các thí sinh thêm những thông tin, hiểu biết về ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng, công tác xét tuyển của các trường.
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Xin giới thiệu khách mời tham gia chương trình:
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM
- Thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà - Giảng viên khoa Xã hội học-Công tác xã hội- Đông Nam Á, Trường ĐH Mở TP.HCM
- Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân - quyền trưởng Bộ môn Tâm Lý học - Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ, Trường ĐH Hoa Sen 

Nguồn tin: thanhnien.vn


Công nghệ   HCM   Kinh tế   Tik Tok   TikTok   Tài chính   Việt Nam   Xã hội   chính sách   căng thẳng   du lịch  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...