26/12/2021 9:10  
Một ổ dịch bùng phát khiến tàu chiến USS Milwaukee của Mỹ buộc phải dừng hoạt động và triển khai các biện pháp để ngăn chặn lây nhiễm.

Hải quân Mỹ từ chối tiết lộ có bao nhiêu thủy thủ trên tàu USS Milwaukee có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, nhưng khẳng định thủy thủ đoàn đã được tiêm phòng đầy đủ.

Những thủy thủ bị nhiễm virus đã được cách ly khỏi các thành viên còn lại, nhưng vẫn ở trên tàu. Một số người bị nhiễm được báo cáo là có các triệu chứng nhẹ.

Tàu USS Milwaukee phải tạm dừng hoạt động và neo đậu tại căn cứ hải quân vịnh Guantanamo. Tàu rời Mỹ vào ngày 14/12.

Hải quân Mỹ ngày 24/12 cho biết "vẫn chưa xác định được" chính xác loại biến chủng Covid-19 lây nhiễm cho các thủy thủ trên tàu, tuy nhiên tàu vẫn tuân thủ tất cả các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bao gồm quy định về xét nghiệm và truy vết tiếp xúc.

Đây không phải tàu chiến đầu tiên của Mỹ phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

Năm ngoái, hàng nghìn thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt buộc phải cách ly khi dịch bùng phát trên tàu. Ít nhất một người đã thiệt mạng, trong khi chỉ huy tàu sân bay Brett Crozier bị sa thải và quyền bộ trưởng hải quân Thomas Modly phải từ chức.

Khi dịch bệnh bùng phát, ông Crozier đã gửi "tâm thư" dài 4 trang, đề cập tình trạng "lây nhiễm không thể kiểm soát" trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ông đề nghị hải quân có biện pháp nhanh chóng sơ tán thủy thủ khỏi con tàu.

Ông Crozier đã bị cách chức với lý do không tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin và năng lực ứng phó hạn chế. Việc cách chức chỉ huy tàu sân bay Mỹ đã kéo theo những ý kiến trái chiều. 

Thành Đạt

Theo RT

Nguồn tin: dantri.com.vn


Covid   Covid-19   hành vi   sân bay  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...