30/11/2021 11:10  
Thay vì quá lo lắng về tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để phòng tránh hiệu quả, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Dựa vào những số liệu thu thập từ các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa, Bộ Y tế thống kê, năm 2017, 20% tổng số thai phụ được thăm khám phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sau này, khi các bé chào đời. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tiểu đường thai kỳ nếu tuân thủ những hướng dẫn của Bộ Y tế: chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, luôn kiểm soát cân nặng suốt thai kỳ, có chế độ vận động phù hợp, hạn chế ăn muối và tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. 

Chế độ vận động hợp lý 

Nếu tình trạng sức khỏe cho phép, mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hợp lý, vừa giúp cơ thể dẻo dai và năng động hơn, vừa có thể tiêu thụ lượng đường nạp vào cơ thể, giúp kiểm soát glucose huyết tương, kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipid máu, giảm sự đề kháng insulin (insulin được biết đến với chức năng giúp điều hòa đường máu). Vận động hợp lý trong thai kỳ cũng giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh chế độ vận động, mẹ cũng luôn cần chú ý chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng chặt chẽ trong thai kỳ để phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả hơn.

Kiểm soát tăng cân 

Kiểm soát tăng cân theo từng giai đoạn trong thai kỳ là cần thiết bởi nó không chỉ phản ánh sự tăng cân của mẹ mà qua đó, sự tăng cân của thai nhi cũng được theo dõi chặt chẽ hơn. Theo từng tuần tuổi, cân nặng của thai nhi nếu đảm bảo chỉ số đồng nghĩa với việc dinh dưỡng được hấp thụ vào con đúng và đủ. Ngoài các chỉ số cho phép, thiếu hay thừa cân nặng cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng sức khỏe của con.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý được hiểu là chế độ ăn có đảm bảo nguyên tắc đủ về lượng và đúng về chất các nhóm thực phẩm, đảm bảo đủ và cân đối 4 nhóm chất thiết yếu. Giai đoạn mang thai, các bác sĩ khuyến nghị mẹ bổ sung sắt, axit folic (vitamin B9), canxi và DHA. Bên cạnh thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mẹ có thể lựa chọn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc organic (hữu cơ) bởi chúng không chứa hóa chất độc hại trong quá trình nuôi trồng. 

Để tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ nên hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể. Nói không với đường thô, nạp đường từ trái cây (có lượng đường ít như việt quất, táo, chuối…) sẽ tốt hơn cho mẹ và bé. Với sữa, ngoài việc cần lựa chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mẹ cũng nên cân nhắc lựa chọn những loại sữa có nguồn gốc thiên nhiên, organic (hữu cơ) và khuyến khích lựa chọn sữa tươi không đường. Sữa tươi cao cấp Vinamilk 100% Organic với nguồn sữa tươi hữu

cơ sạch thuần khiết, nguyên liệu từ đàn bò được chăn nuôi theo chuẩn hữu cơ tại các trang trại bò

sữa Organic đạt chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây các cô bò được chăn thả trên đồng

cỏ organic tự nhiên với nguồn thức ăn 100% hữu cơ đảm bảo chất lượng sữa thuần khiết, giàu

dinh dưỡng. Đồng thời, sữa tươi Vinamilk Organic hoàn toàn không bổ sung đường sacaroza,

cung cấp canxi tự nhiên từ sữa. Sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, giúp mẹ

thêm an tâm sử dụng trong suốt thai kỳ.

Tuy tiểu đường thai kỳ là mối lo của các mẹ bầu hiện đại, nhưng nếu các bà mẹ áp dụng đầy đủ những kiến thức cần thiết thì bệnh tiểu đường thai kỳ không còn đáng lo ngại nữa. Mẹ bầu hãy cùng lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh, đáng tin cậy, chịu khó vận động hợp lý, kiểm soát tăng cân và hạn chế đường thô để có một thai kỳ khỏe mạnh, về đích an toàn.

(*): Không bổ sung đường sacaroza

Trường Thịnh

Nguồn tin: dantri.com.vn


Việt Nam   thực phẩm   tiểu đường  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...