05/05/2021 22:23  
Content_lblContentHtml">

Chia sẻ tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4-2021 diễn ra chiều 5-5, ông Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam có 3.022 ca mắc Covid-19 tính tới 5-5-2021, trong đó có 26 ca bệnh được phát hiện trong ngày hôm nay.

Với việc nhập khẩu và sản xuất vaccine, ông Thuấn cho biết Việt Nam dự kiến tiếp nhận vaccine từ một số nguồn, gồm 38,9 triệu liều qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - đáp ứng nhu cầu của 9,4 triệu đối tượng ưu tiên; 30 triệu liều qua AstraZeneca; 31 triệu liều qua đàm phán với Pfizer; 2 triệu liều do các đơn vị, tổ chức khác hỗ trợ. Thời gian tiếp nhận vaccine là năm 2021 và đầu năm 2022.

Với việc sản xuất vaccine trong nước, ông Thuấn cho biết có hai đơn vị sẽ hoàn thành việc sản xuất vào giữa năm 2021. Còn Công ty sinh phẩm và sinh học Nha Trang sẽ hoàn thiện vào tháng 12-2021.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ các đối tác Nhật Bản và Nga. 

Đáng chú ý, WHO cũng đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mới nhất - công nghệ M-R-A của Pfizer - cho Việt Nam.

Với vấn đề cho phép chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam, ông Thuấn cho rằng các đơn vị, địa phương cần có đề xuất phù hợp. Cụ thể, chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam phải thực sự có đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố an toàn.

“Đưa chuyên gia vào phải hiệu quả nhưng cũng phải an toàn”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Hiện Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 đã yêu cầu kích hoạt tổ 5 bộ, gồm Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải nhằm đảm bảo yếu tố an toàn và hiệu quả khi đưa chuyên gia vào Việt Nam, theo ông Thuấn.

Với các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, việc này đã vi phạm chủ quyền Việt Nam. Đồng thời mang tới nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm của người Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề này, ông Xô cho biết Bộ trưởng Bộ Công an đã có công lệnh tổng kiểm tra, rà soát trên phạm vi toàn quốc với tất cả người nước ngoài đang cư trú tại các nhà nghỉ, khách sạn, khu lưu trú… nhằm phát hiện người nhập cảnh trái phép.

“Người nhập cảnh trái phép sẽ bị đưa trở lại nơi xuất phát nếu họ không nhiễm Covid-19”, ông Xô nói bên lề họp báo Chính phủ.

Với các đối tượng môi giới, tiếp tay cho hoạt động nhập cảnh trái phép, cơ quan công an sẽ xử lý cương quyết theo pháp luật, thậm chí khởi tố, theo ông Xô.

Với các nhà nghỉ không thực hiện đúng quy định phòng dịch, ông Xô cho biết cơ quan chức năng có thể rút giấy phép hoạt động, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự.

Với công dân Việt Nam ở các nước láng giềng về nước bằng đường bộ, ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - cho biết, Chính phủ đã đồng ý những người này sẽ thực hiện các biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu. Nguồn chi phí thực hiện sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước, theo ông Sơn.

Trước đó, ông Sơn cho biết dịch Covid-19 vẫn đang là mối đe dọa lớn, có khả năng cuốn trôi mọi thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong hơn một năm qua nếu hoạt động kiểm soát dịch bệnh không được thực hiện tốt.

“Không bao che, nể nang, xử lý nghiêm không có ngoại lệ với hành vi không tuân thủ cách ly y tế, tùy mức độ có thể xem xét xử lý hình sự”, ông Sơn nhấn mạnh.

 

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


Covid   Covid-19   Người nhập cảnh   Nhật Bản   Việt Nam   chuyên gia   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...