09/01/2021 13:35  
 

Mặc dù tên lửa do Iran phát triển rất mạnh, nhưng có một nhược điểm lớn nhất, đó là tên lửa không có tính năng dẫn đường bằng GPS; đây là một điểm rất đáng lo ngại đối tên lửa của Iran. Một câu hỏi đặt ra, là tại sao tên lửa của Iran lại không có GPS và tại sao họ không tự lắp đặt? Ảnh: Tên lửa đạn đạo của Iran - Nguồn: IRNA Nếu giả sử, bây giờ Iran gây chiến với Mỹ, thì việc đầu tiên Mỹ phải làm là tắt tín hiệu GPS cục bộ (tất nhiên là phần trên lãnh thổ Iran); nhưng trên thực tế, việc Mỹ tắt hoặc mở tín hiệu GPS, cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới vũ khí của Iran. Ảnh: Đồ họa hệ thống vệ tinh GPS - Nguồn: Wikipedia. Vì ngay cả khi Iran không có tín hiệu GPS, thì tên lửa của họ vẫn rất uy lực; minh chứng là cách đây 1 năm, Iran đã phóng hơn chục tên lửa đạn đạo tầm ngắn để trả đũa Mỹ, có thể nói độ chính xác không tồi chút nào. Điều này cũng cho thấy, Iran cũng rất giỏi trong việc dẫn đường tên lửa, mà không cần phụ thuộc vào tín hiệu GPS. Ảnh: Đồ họa hệ thống vệ tinh GPS - Nguồn: Wikipedia. Hiện nay trên thế giới có ba phương pháp dẫn đường tên lửa cho tên lửa đạn đạo, đó là dẫn đường bằng radar, dẫn đường pha cuối bằng quang học và dẫn đường quán tính. Do vậy đối với tên lửa đạn đạo, việc dẫn đường bằng vệ tinh không có lợi thế kỹ thuật rõ ràng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo của Iran - Nguồn: IRNA. Quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo là một dạng parabol, ngay cả khi vệ tinh có can thiệp vào quá trình dẫn đường, thì yêu cầu về tín hiệu GPS của tên lửa đạn đạo cũng không nhiều. Hiện tại, dẫn đường bằng GPS tập trung vào công nghệ tên lửa hành trình và Iran hiện sở hữu tên lửa hành trình, có tầm bắn đến 1.000 km; đây mới là vũ khí thực sự cần tín hiệu GPS. Ảnh: Đồ họa đường bay của tên lửa đạn đạo - Nguồn: Wikipedia. Đánh giá tình hình hiện tại, định vị vệ tinh không còn là bằng sáng chế độc quyền của Mỹ nữa. Nga có hệ thống GLONASS, Trung Quốc có hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu và châu Âu có hệ thống Galileo; tuy nhiên chỉ có hệ thống GPS của Mỹ đạt được mức độ phủ sóng toàn cầu. Ảnh: Đồ họa hệ thống định vị vệ tinh - Nguồn: Wikipedia. Nhưng điều quan trọng nhất, là hệ thống GLONASS và Bắc Đẩu có vệ tinh phủ sóng toàn bộ khu vực Trung Đông. Vì vậy, ngay cả khi Mỹ cắt tín hiệu GPS, thì nếu Nga giúp Iran, họ cũng có thể phủ sóng toàn bộ tín hiệu GLONASS ở Iran, mà không ai có thể can thiệp. Ảnh: Đồ họa hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Hiện tại, tên lửa mạnh nhất của Iran không phải là tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, mà tên lửa đạn đạo; đây mới là loại vũ khí chủ lực của Iran. Trước đây Iran đã phóng một tên lửa đạn đạo chống hạm, có tầm bắn chỉ 200 km, nhưng nó có thể bắn trúng mục tiêu là tàu sân bay. Ảnh: Tên lửa đạn đạo của Iran - Nguồn: IRNA Để nâng cao mức độ chính xác của tên lửa đạn đạo, các kỹ sư của Israel không đi theo hướng sử dụng dẫn đường vệ tinh (thực tế Iran cũng không có), mà sử dụng dẫn đường quang học pha cuối; phương pháp này giúp tên lửa của Iran, có thể thực hiện các cuộc tấn công có độ chính xác cao, bắn trúng tàu sân bay trong cuộc tập trận. Nguồn: IRNA Cũng do Iran bị cấm vận quốc tế nhiều năm, nên đã hạn chế phần lớn năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ quân sự, về mặt dẫn đường bằng GPS, có thể nói là kỹ thuật bằng 0. Do đó, Iran đã bỏ công nghệ dùng GPS trong dẫn đường tên lửa và chuyển sang nghiên cứu phát triển dẫn đường bằng radar, quang học và các phương pháp dẫn đường khác. Nguồn: IRNA Vì vậy, tín hiệu GPS bị Mỹ nếu có tắt, cũng chẳng thể ngăn được tên lửa của Iran bắn trúng đích. Và quan trọng nhất, đồng minh thường xuyên của Iran là Nga, nếu Mỹ và Iran xảy ra chiến tranh, thì Nga chắc chắn sẽ bí mật giúp đỡ và giành cho Iran sự giúp đỡ lớn nhất, và GPS chỉ là "chuyện nhỏ" đối với Nga. Nguồn: IRNA Hiện tại Nga cũng đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực tên lửa, nhất là tên lửa có dẫn đường chính xác. Ngoài ra, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc cũng có mức chính xác cao, dù Iran không có GPS, thì cũng không cần lo lắng về vấn đề tín hiệu vệ tinh dẫn đường cho tên lửa. Nguồn: IRNA Vào tháng 9/2019, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (nghi là do Iran sản xuất), đã tấn công phá hủy một nhà máy lọc dầu của Ả Rập Xê Út. Điều này khiến giới quân sự thế giới "giật mình", khi biết rằng, tên lửa hành trình của Iran "rất chính xác". Ảnh: Nhà máy lọc dầu Abqaiq của Ả Rập Xê Út bị tiến công - Nguồn: ABC News. Như vậy có thể khẳng định, công nghệ tên lửa của Iran đã có những bước phát triển vượt bậc; vì vậy nếu xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Iran, thì dù không có tín hiệu GPG của Mỹ, thì tên lửa của Iran vẫn là mối đe dọa lớn đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Trung Đông và thậm chí là châu Âu. Iran phóng tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq. Nguồn: THDDT1.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Mỹ nữ   Trung Quốc   sân bay   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...