18/06/2022 5:15  
Khi cuộc cách mạng 4.0 bắt đầu nhen nhóm đầu những năm 2010 của thập niên trước, nền kinh tế dựa trên tài nguyên được thay thế bằng nền kinh tế số, tận dụng sức mạnh của internet và kỹ thuật số. Trước tình hình đó, cơ cấu nguồn nhân lực cũng thay đổi, mang những đặc trưng phù hợp với nền kinh tế này: Nguồn nhân lực số (Digital Workforce).  

Thế hệ nguồn nhân lực chủ chốt của nền kinh tế số là ai?

Song hành cùng sự phát triển của nền kinh tế số, nguồn nhân lực số ra đời và dần chiếm vai trò chủ đạo với những con người sử dụng thành thạo các kỹ năng công nghệ và công cụ phần mềm hỗ trợ công việc. Một trong những nhân tố đặc biệt nhất của nguồn nhân lực số là thế hệ Z (Gen Z) - chiếm đến 25% lực lượng lao động quốc gia. 

Gen Z gồm những người sinh từ năm 1995 - 2012, đặc biệt thích hợp với nền kinh tế số khi sinh ra, lớn lên trong môi trường được bao quanh bởi công nghệ, có cơ hội tiếp xúc với các thiết bị tương tác và internet từ bé. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo tại các cấp bậc học tập của thế hệ Z cũng được trang bị các kiến thức và kỹ năng vận dụng công nghệ số.

Thế hệ Z có thể coi là lực lượng lao động được nhiều doanh nghiệp săn đón, vì họ có lợi thế và sở hữu những kỹ năng dễ dàng đáp ứng với nền kinh tế số hơn so với các thế hệ đi trước. Đặc trưng của thế hệ này là vô cùng năng động, có khả năng làm việc độc lập và tự tin vào khả năng của bản thân. Chính vì vậy, nguồn nhân lực Gen Z được nhận định có chiều hướng mong muốn được thoát khỏi khuôn khổ cũ của môi trường làm việc, đặc biệt trong thời gian gần đây. Đại dịch đã mở ra một xu hướng làm việc mới vẫn được các doanh nghiệp áp dụng đến tận bây giờ vì tính hiệu quả. 

Theo khảo sát của hơn 30.000 doanh nghiệp trên toàn cầu, 80% dự đoán áp dụng kiểu làm việc từ xa là tiêu chuẩn mới. Ba mục tiêu hàng đầu khi áp dụng làm việc từ xa: Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên (70%); Nâng cao trải nghiệm của nhân viên (65%); Thu hút và giữ chân nhân tài chủ chốt (60%).

Đổi mới mô hình quản trị nhân tài phù hợp kỷ nguyên số

Mô hình quản trị truyền thống sẽ từng bước bị thay thế dưới tác động của sự tiến bộ công nghệ hiện đại cũng như sự thay đổi về cơ cấu lực lượng lao động. Doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời để có thể thu hút, xây dựng, sử dụng, phát triển, đánh giá và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. 

HR Tech - mô hình quản trị của kỷ nguyên số

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, HR Tech không còn là một khái niệm quá mới, thậm chí đã có những doanh nghiệp chuyển đổi thành công mô hình HR Tech. Tuy nhiên, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) vẫn đang loay hoay trên con đường hướng tới HR Tech.

Áp dụng công nghệ vào mô hình quản trị là kết quả tất yếu của nguồn nhân lực số hóa. Công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cấp vận hành hệ thống quản trị nhân sự, ứng dụng tự động hóa, chuẩn hóa và tinh gọn mọi quy trình, qua đó nâng cấp trải nghiệm nhân viên, mang đến lợi ích về chi phí và tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, HR Tech cũng giúp tối ưu hóa các quy trình. Theo đó, với việc số hóa tất cả các dữ liệu nhân sự trên nền tảng số, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện các điểm đang dư thừa về nguồn lực để có các phương án điều chỉnh tối ưu. Bản thân việc số hóa, tự động hóa cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí về giấy tờ, lưu trữ, thời gian và công sức…

Tận dụng HR Tech giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế số

HR Tech giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình vận hành, giảm bớt nhân lực và đưa ra các tính toán minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong việc đào tạo, tuyển dụng, tính lương… Đặc biệt giúp ban lãnh đạo ra các quyết sách về chiến lược nhân tài phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức trong ngắn và dài hạn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh. Nền kinh tế hoàn toàn số sẽ là tương lai không còn xa và khi doanh nghiệp bắt kịp xu hướng này sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường về mặt chất lượng nguồn nhân lực cũng như sự phát triển.

Hiện nay, tiềm năng cho việc phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam rất lớn và nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào đổi mới quy trình và mô hình quản trị nội bộ. Theo thống kê, hiện tại đã có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ. Các biện pháp và kiến thức để có được nguồn nhân lực số hóa là cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

Dễ nhận thấy hiện nay tại Việt Nam, SMEs vẫn chưa có những giải pháp cho sự thay đổi này. Với mục đích giúp các doanh nghiệp có định hướng trong việc quản trị nguồn nhân lực số, đặc biệt là giai đoạn vực dậy khó khăn sau đại dịch, JobTest với sứ mệnh kiến tạo nguồn lực chất lượng cao cho doanh nghiệp đã nghiên cứu và tìm đến những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng để đem đến lời giải cho bài toán này.

Hội thảo Tái định nghĩa mô hình quản trị nhân tài trong kỷ nguyên số - HR Tech Workshop 2022 được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho các chủ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy được bức tranh tổng quát nhất về mô hình quản trị nguồn nhân lực số. 

Đăng ký tham gia sự kiện miễn phí 

Thông tin sự kiện:

Sự kiện được tổ chức vào lúc 09:00 – 11:30 ngày 22/6/2022 tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Công nghệ   HCM   Việt Nam   chiến lược   chuyên gia   doanh nghiệp  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...