31/08/2021 20:20  
Đau nhức xương khớp là căn bệnh phổ biến không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ngày nay còn xuất hiện nhiều ở những người trẻ.

Khi đau nhức xương khớp làm người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc.

Vì sao đau nhức xương khớp gặp ở cả người trẻ tuổi?

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau nhức toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số nước ta, gặp ở cả người trẻ tuổi và người già, phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Một số người không chịu vận động, làm việc thường xuyên không thay đổi tư thế sẽ khiến xương khớp không linh hoạt, dễ đau nhức. Ngoài ra chấn thương, tai nạn sinh hoạt như: Ngã xe, va chạm hoặc chấn thương từ chơi thể thao, tập luyện sẽ gây tổn thương ở khớp, cột sống, gây ra đau nhức xương khớp. Tuy nhiên do không phát hiện và chữa dứt điểm nên các tổn thương này nặng dần theo thời gian.

Ở những người ngủ không ngon giấc, khó ngủ, hay thức giấc trong đêm khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh lý nào?

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Nguyên Giám đốc Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, đau nhức xương khớp không chỉ là dấu hiệu đau cơ học thông thường mà còn cảnh báo nhiều loại bệnh. Trong đó bệnh thường thấy nhất là tình trạng đau nhức do thoái hóa cột sống. Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 35, cột sống sẽ bị thoái hóa, bào mòn do các tác nhân có hại, gây ra những cơn đau nhức xương khớp kéo dài. Lúc này đốt sống, sụn khớp bị xương hóa mất khả năng đàn hồi, nhất là đĩa đệm, chèn ép vào các rể dây thần kinh gây đau cấp tính hoặc mãn tính tại vùng tổn thương.

Các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.

Khi cơn đau xuất hiện liên tục kéo dài trên 6 tuần, người bệnh hãy đến bệnh viện kiểm tra để có hướng chữa đau nhức xương khớp phù hợp. Nhưng nếu cơn đau chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 4 tuần thì nguyên nhân gây đau nhức lúc này là do các yếu tố cơ học thông thường.

Cần làm gì?

Đau nhức xương khớp là nỗi phiền toái của nhiều người, nhất là người cao tuổi, béo phì, người phải lao động nặng, làm việc sai tư thế,... Người bệnh cần biết cách xử trí đúng để giảm đau và hạn chế tình trạng biến dạng khớp, cứng khớp,... gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận động, giảm chất lượng cuộc sống.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu đau nhức xương khớp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp càng sớm càng tốt để các bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà có thể gây nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó nếu dùng thuốc không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Có thể giảm đau bằng cách chườm ấm bằng khăn thấm nước nóng vùng khớp (nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo).

Hoặc xoa, bóp nhẹ nhàng vào khớp làm cho nóng lên. Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), mát-xa cho mạch máu lưu thông, làm cho các bắp thịt quanh khớp xương mềm và giãn ra, làm giảm cơn đau nhức và chống cứng khớp.

Ngoài ra, có thể sử dụng máy xung điện trị liệu tự chăm sóc tại nhà để làm giảm đau, giảm cứng khớp mà không cần dùng thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Việt Nam   chuyên gia   thuốc giảm đau  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...