23/09/2021 14:05  
Trước đó, ngày 14.9, Adobe phát hành bản vá cho các lỗ hổng bảo mật của ứng dụng Adobe Framemaker trên nền tảng Windows. Trong đó, có 3 lỗ hổng được phát hiện, báo cáo bởi kỹ sư người Việt Trần Văn Khang. Các lỗ hổng này đều được ghi nhận ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người dùng tại rất nhiều quốc gia bởi độ phổ biến, được sử dụng rộng rãi của ứng dụng.
Ngay sau đó, ngày 15.9, chuyên gia Trần Văn Khang tiếp tục được Microsoft ghi nhận việc phát hiện và cảnh báo 3 lỗ hổng bảo mật mức nghiêm trọng tồn tại trong ứng dụng thuộc bộ sản phẩm Microsoft 365 Apps for Enterprise. Các lỗ hổng này cho phép tin tặc lợi dụng, chiếm quyền điều khiển thiết bị nạn nhân, truy cập vào mạng lưới của tổ chức và thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh mạng nguy hiểm, có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Gần 3 năm làm việc tại VinCSS, chuyên gia này đã nghiên cứu, phát hiện tới 27 mã CVE. Các phát hiện lỗ hổng bảo mật phần lớn là trong các sản phẩm thuộc các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Adobe và những phần mềm diệt virus phổ biến của Trend Micro, McAfee, Bitdefender, ESET. Các phát hiện này đã giúp các hãng công nghệ này kịp thời khắc phục và loại bỏ mối nguy hiểm đe doạ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
Trước đó, vào tháng 4.2019, chuyên gia Trần Văn Khang đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ bảo mật cao cấp GREM (GIAC Reverse Engineering Malware - kỹ thuật dịch ngược mã độc) do Học viện An ninh mạng SANS (Mỹ) chứng nhận.
Trong lĩnh vực an ninh mạng, việc tìm các lỗ hổng zeroday (thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng phần mềm hoặc phần cứng chưa được biết đến và chưa được khắc phục) được coi là đóng góp có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi các lỗ hổng này thường chưa được các chuyên gia phát triển sản phẩm đó biết đến hoặc chưa có bản vá khắc phục.
Vì tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu, các lỗ hổng bảo mật trên được được công nhận khắp thế giới và được đăng tải trên hệ thống National Vulnerability Database (nvd.nist.gov) của Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST).
Theo VentureBeat, Google và Microsoft là 2 công ty có số lượng lỗ hổng bảo mật nhiều nhất trong nửa đầu năm 2021, theo phát hiện của Atlas VPN. Mặc dù không phải tất cả đều có thể gây ra thiệt hại, nhưng tin tặc có thể khai thác một số trong các lỗ hổng để thực hiện cuộc tấn công nghiêm trọng.

Nguồn tin: thanhnien.vn


Việt Nam   Windows   an ninh mạng   chuyên gia   doanh nghiệp   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...