22/06/2021 17:45  
Content_lblContentHtml">

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành  về vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách của các loại máy bay.

Quy định này được ban hành trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được dập tắt khiến nhu cầu di chuyển của hành khách bằng đường hàng không sụt giảm đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa là các nhu yếu phẩm y tế tăng vọt. Đồng thời, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng.

Hiện tại, các hãng hàng không của Việt Nam chưa khai thác máy bay chở hàng chuyên dụng (freighter) nên khả năng cung ứng thị trường vận chuyển hàng hóa không đáp ứng nhu cầu. Do đó, quy định này được ban hành nhằm hướng dẫn các hãng hàng không áp dụng khi vận chuyển hàng hóa trên khoang khách.

Cụ thể, hàng hóa để trên ghế hoặc tháo một phần/toàn bộ ghế để chất xếp hàng hóa; Áp dụng cho cả hai loại máy bay thân rộng và thân hẹp, nếu không có chỉ dẫn khác ở từng mục.

Cục Hàng không lưu ý hãng hàng không chỉ được vận chuyển hàng hóa trên khoang khách nếu được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, hướng dẫn này không áp dụng cho máy bay chở khách kết hợp với chở hàng hóa trên khoang khách.

Hãng hàng không nước ngoài khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang khách trên lãnh thổ Việt Nam phải chứng minh tuân thủ quy định này với Cục Hàng không Việt Nam. Quy định này không áp dụng với hàng hóa chất xếp trong hầm hàng.

Theo quy định, phương án vận chuyển hàng hóa trên khoang khách với từng loại máy bay cụ thể phải được hãng hàng không xây dựng chi tiết và được Cục Hàng không phê chuẩn trước khi áp dụng. Trong đó, phải xây dựng quy trình kiểm tra máy bay hàng hóa, đánh giá rủi ro; huấn luyện quy trình cho tổ bay về vận chuyển hàng hóa trên khoang khách, nhấn mạnh những yêu cầu an toàn nghiêm ngặt hơn khi thực hiện các chuyến bay này...

Hãng hàng không không được vận chuyển hành khách trên chuyến bay chở hàng bằng khoang khách. Số lượng nhân viên giám sát cho máy bay thân hẹp tối thiểu hai người và tối thiểu ba người cho máy bay thân rộng. Các chuyến bay này phải có tối đa một nhân viên của hãng, một đại diện chủ hàng hóa và một nhân viên của Cục Hàng không...

Trước đó, hơn 40 tấn vải thiều Bắc Giang đã được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bố trí riêng một máy bay  để chở tới tay người tiêu dùng. Đây là lần đầu tiên quả vải được bố trí “ngồi” trên ghế khoang hành khách để tăng tải trọng vận chuyển, bên cạnh việc được chất xếp trong khoang hàng hóa.

Thời gian qua, Cục Hàng không cũng đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng xoay tua sử dụng để tránh tình trạng máy bay nằm sân không hoạt động trên 1 tháng nhằm đảm bảo an toàn bay. Đối với máy bay bảo dưỡng, bảo quản dừng bay trên 1 tháng, các hãng phải báo cáo nhà chức trách các nội dung thực hiện trước khi đưa máy bay trở lại khai thác trong thời gian 48 giờ trước chuyến bay.

Theo số liệu từ Planespotters vào giữa tháng 6, các hãng hàng không lớn của Việt Nam đang phải cho nằm sân lượng lớn máy bay do không đủ khách để vận hành vì dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ máy bay phải tạm dừng khai thác của tổng đội máy bay 4 hãng hàng không lớn đang ở mức 127 chiếc trong tổng 218 chiếc.

Cụ thể, trong tổng số 74 máy bay của Vietjet Air, chỉ còn 22 chiếc đang được hãng khai thác, trong khi 52 chiếc nằm sân. Gần như toàn bộ đội bay mẫu A320 của hãng đều được đưa vào trạng thái niêm cất khi 17 trên 18 chiếc đang không được khai thác.

Vietnam Airlines cũng đang buộc phải cho tạm dừng bay hơn một nửa đội bay vì vắng khách. Trong 100 chiếc máy bay mà hãng đang biên chế, 53 chiếc đã nằm sân, chỉ còn 47 chiếc duy trì khai thác. Trong 29 chiếc máy bay thân rộng gồm các mẫu A350 và Boeing 787, có tới 14 chiếc đã phải tạm dừng khai thác.

Đìu hiu hơn cả là đội bay của Pacific Airlines. Với đội bay 17 chiếc thì hãng đã phải tạm dừng khai thác tới 13 chiếc, chỉ còn 4 chiếc tham gia khai thác.

Bamboo Airways đang là hãng bay lớn duy nhất có hơn nửa đội bay được khai thác. Hiện hãng biên chế 27 máy bay thì có 9 chiếc đang phải tạm dừng khai thác, trong đó chủ yếu là những chiếc máy bay thân hẹp Airbus A320.

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


Airbus   Airlines   Covid   Covid-19   Việt Nam  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...