24/12/2021 21:10  
Theo những báo cáo và phân tích về tình hình dịch bệnh do nhiễm Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và dễ trở nặng hơn do hệ miễn dịch giảm sút.

TS.BS.Phạm Đức Minh, Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân Y 103; Phó chủ tịch hội Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (Vietspen) đã có những chia sẻ về hệ miễn dịch của người trung niên và cao tuổi, đồng thời cho lời khuyên về các phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho nhóm tuổi này.

Xin chào bác sĩ…Trong mùa dịch hiện nay, nâng cao hệ miễn dịch - sức đề kháng là chủ đề đang rất được quan tâm, đặc biệt ở nhóm tuổi trung niên và người cao tuổi. Xin bác sĩ cho biết vì sao người cao tuổi khi mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn so với người trẻ khỏe mạnh?

Theo thống kê trong dịch Covid-19 cho thấy, tỷ lệ mắc và tử vong tăng ở người cao tuổi, đặc biệt ở người mắc bệnh mạn tính. Nguyên nhân là do cơ thể của người cao tuổi sẽ có những thay đổi đáng kể theo thời gian so với người trẻ tuổi, làm sức khỏe và hệ miễn dịch của họ yếu đi. Bên cạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi mà nếu không chẩn đoán và can thiệp dinh dưỡng kịp thời sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như suy giảm hệ miễn dịch, mất khả năng hoạt động.

Các dấu hiệu nào của cơ thể giúp nhận biết hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu?

Một số biểu hiện thường gặp ở người có khả năng miễn dịch kém như sau:

- Suy nhược cơ thể: Cảm giác khó chịu, rất dễ mệt, khó tập trung, dễ đau mỏi.

- Dị ứng (như với phấn hoa, lông chó mèo,…): Xuất hiện mới hoặc tăng dần cũng có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu.

- Dễ cảm lạnh; dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hay tái phát, vết thương chậm lành.

- Tiêu hóa kém

Vừa qua Bộ Y tế cũng có đưa ra khuyến cáo công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho mùa Covid-19, nhờ Bác sĩ có thể giải thích cụ thể về cách thức bổ sung dinh dưỡng cho mùa Covid-19 theo khuyến cáo này.

Công thức dinh dưỡng 4-5-1 được Bộ Y tế khuyến cáo người dân cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

Cụ thể, trong công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (carbohydrate, protein, lipid), protein (kết hợp từ động vật và thực vật), lipid (kết hợp từ động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.

Tiếp đó, số 5 trong công thức này có nghĩa là bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:

Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể;

Nhóm thịt các loại (thịt gà, thịt heo,…), cá, hải sản: cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt 9 axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được;

Nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật;

Nhóm các loại hạt (đậu nành, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể;

Sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi cho cơ thể;

Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua,…) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm (cải bó xôi, chùm ngây,…) là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể.

Nhóm rau củ quả khác cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.

Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.

Người cao tuổi có nên sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng hay không? Lợi ích và cách sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

Như chúng ta đã biết, hệ tiêu hóa ở người cao tuổi hoạt động yếu, giảm khả năng ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu nên đặc biệt cần bổ sung thêm dinh dưỡng. Khi sử dụng thực phẩm bổ sung, người trung niên và cao tuổi cần lưu ý những lời khuyên sau:

Sử dụng thực phẩm bổ sung phải phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng, đúng thời điểm; chẳng hạn như những người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường nhưng dùng thực phẩm chứa nhiều đường chắc chắn sẽ làm đường huyết tăng cao.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu thông qua các sản phẩm dinh dưỡng có công thức chuyên biệt dành riêng cho lứa tuổi của mình. Các công thức này để được thiết kế đảm bảo nhu cầu, cân đối và đầy đủ các dưỡng chất và được chế biến ở dạng dễ tiêu hóa và hấp thu.

Duy trì kế hoạch tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày những bài tập thể dục phù hợp tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, thiền, dưỡng sinh…

Lời khuyên của bác sĩ dành cho những người trung niên và người cao tuổi để giúp họ luôn tươi trẻ và sống khỏe trong dịch và sau dịch?

Để đạt được hiệu quả chăm sóc toàn diện thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Ông tổ ngành Y Hippocrates cũng đã nói: "Hãy để thực phẩm làm thuốc và hãy để thuốc làm thực phẩm".

Xin cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ trên!

Thông tin chi tiết tại: https://fomealcare.com.vn

Trường Thịnh

Nguồn tin: dantri.com.vn


Bệnh viện   Covid   Covid-19   Việt Nam   thực phẩm  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...